Nhận định này được nêu tại báo cáo tổng hợp vấn đề chất vấn vừa được Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường gửi tới các đại biểu. Theấtđộngsảnvẫnáchtắcdùđượctháogỡdk8o chương trình, Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện các nghị quyết từ đầu nhiệm kỳ trong lĩnh vực xây dựng vào chiều 6/11.
Theo đó, Chính phủ đã có nhiều động thái, ban hành nhiều văn bản tháo gỡ khó khăn cho thị trường này, như công điện, văn bản đôn đốc của Thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương tái cơ cấu thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, thị trường này, trong đó có thị trường nhà ở vẫn khó khăn, ách tắc từ thủ tục pháp lý, quỹ đất và vốn đầu tư. Một số thủ tục hành chính về đầu tư rườm rà, gây cản trở, các phân khúc thị trường còn lệch, vốn tín dụng đầu tư vào thị trường này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì khó khăn, danh nghiệp bất động sản phải dừng đầu tư, thi công dự án và việc này cũng kéo theo khó khăn của nhà thầu, cung ứng vật liệu và nhiều ngành nghề khác.
"Vướng mắc pháp luật về đất đai, như xác định giá đất, tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng hay quy định chọn nhà đầu tư chồng chéo với quy định đầu tư, đấu thầu, đất đai... là rào cản lớn cho phục hồi, phát triển thị trường nhà ở", cơ quan thẩm tra đánh giá.
Bên cạnh đó, giá nhà ở còn ở mức khá cao so với thu nhập của người dân, theo cơ quan thẩm tra. Mặt bằng giá nhà cao cũng được nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại khi thảo luận Luật Đất đai (sửa đổi) hôm 3/11. Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Trị, cho rằng Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, dân cư dồn về đô thị, nếu không mở rộng nguồn cung nhà ở thì không đáp ứng nhu cầu, giá nhà ở sẽ cao.
"Giá nhà cao so với thu nhập chung như vậy thì bắt buộc người dân phải ở trong những căn hộ dưới ngưỡng an toàn. Không ít trường hợp do không chịu được chi phí mua nhà nên đã chấp nhận xây nhà ở trên đất nông nghiệp", ông nói.
Trong một báo cáo đưa ra hồi tháng 5, Cushman & Wakefield Việt Nam, đơn vị tư vấn trong lĩnh vực bất động sản, cho rằng giá nhà ở tại Việt Nam hiện cao hơn khoảng 20 lần so với thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Điều này khiến người Việt ngày càng khó sở hữu nhà ở.
Do đó, phát triển nhà ở xã hội được coi là một trong số giải pháp tái cấu trúc, cân bằng thị trường bất động sản. Khảo sát của Bộ Xây dựng chỉ ra, nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân thu nhập thấp khoảng 2,4 triệu căn tới 2030.
Đến cuối tháng 6, cả nước đã hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội tại các đô thị, quy mô khoảng 19.516 căn. 294 dự án khác đang triển khai, sẽ cung ứng gần 288.500 căn nhà ở xã hội cho thị trường trong thời gian tới.
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ đã có 37 dự án muốn vay, với nhu cầu vốn khoảng 17.850 tỷ đồng. Trên 6.200 tỷ đồng được Ngân hàng Chính sách đã giải ngân, cho 15.000 khách hàng cá nhân vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà công nhân, nhà ở của hộ gia đình.
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, phát triển nhà ở xã hội cho công nhân hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của 1,8 triệu lao động có nhu cầu về nhà ở. Ngân sách Trung ương chưa bố trí được đủ vốn ưu đãi cho chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các ngân hàng được chỉ định cho vay nhà ở xã hội tới giờ vẫn chưa được bố trí.
Các ưu đãi cho nhà đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến không hấp dẫn nhà đầu tư tham gia vào dự án cải tạo lại nhà chung cư.
Ngoài ra, bất cập khác khiến nhà ở xã hội chưa phát triển như kỳ vọng được cơ quan thẩm tra của Quốc hội chỉ ra, là các địa phương không bố trí quỹ đất độc lập cho xây dựng nhà ở xã hội, mà chỉ dành đất xây loại nhà ở này trong các dự án nhà ở thương mại.
"Việc yêu cầu tất cả dự án phải dành quỹ đất nhà ở xã hội mà không căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, điều kiện kinh tế xã hội từng vùng, dẫn đến tình trạng quỹ đất này không được đưa vào đầu tư, lãng phí nguồn lực đất đai và làm tăng giá nhà ở", cơ quan thẩm tra chốt lại.